Khi cánh cửa xuất khẩu hẹp lại vì thuế 46%, không tác động trực tiếp nhưng thị trường bất động sản đang chịu sức ép ngầm từ chính sách thuế của Mỹ.
Chính sách thuế đối ứng của Mỹ xem xét áp dụng mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa Việt Mỹ, không chỉ đặt ra thách thức lớn cho lĩnh vực xuất khẩu, mà còn tạo ra những hệ lụy lan tỏa tới thị trường bất động Mỹ. Dù không bị tác động trực tiếp, bất động sản vẫn đứng trước một chuỗi phản ứng dây chuyền khó tránh khỏi. Đặc biệt, ba phân khúc sẽ chịu ảnh hưởng rõ nét gồm bất động sản công nghiệp, văn phòng cho thuê và nhà ở thương mại.
Dù không ảnh hưởng nhưng thị trường bất động sản vẫn chịu tác động không kém trước tác động từ thuế đối ứng 46% của Mỹ. Ảnh Địa Ốc Á Châu
Với bất động sản công nghiệp, hệ lụy được đánh giá là nghiêm trọng nhất. Khi dòng vốn FDI bị sụt giảm bởi chính sách thuế, nhu cầu thuê đất, nhà xưởng cũng giảm theo. Các dự án công nghiệp mới sẽ chững lại hoặc tạm hoãn triển khai, khiến nguồn cung tương lai bị hạn chế, từ đó gây áp lực tăng giá thuê. Đồng thời, lao động mất việc hoặc giảm thu nhập kéo theo bất động sản dân cư quanh khu công nghiệp cũng rơi vào trạng thái ảm đạm. Theo VNDirect, khu vực miền Bắc, nơi có tỷ trọng ngành điện tử cao trong cơ cấu xuất khẩu sẽ đối mặt rủi ro lớn hơn miền Nam và các thị trường cấp hai.
Phân khúc văn phòng cho thuê, đặc biệt là văn phòng hạng A tại các đô thị lớn cũng đối mặt những xáo trộn nếu dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển. Các doanh nghiệp FDI vốn là nhóm khách thuê chủ lực sẽ có xu hướng thu hẹp diện tích, giảm quy mô hoặc thậm chí rút lui khỏi thị trường, gây nên hiệu ứng domino tỷ lệ lấp đầy giảm, giá thuê hạ và tính thanh khoản yếu đi. Điều này cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở dành cho chuyên gia nước ngoài và nhân sự cấp cao.
Thị trường nhà ở thương mại cũng không nằm ngoài vòng xoáy suy giảm. Khi doanh nghiệp sản xuất thu hẹp hoạt động, cắt giảm lao động, thu nhập đại bộ phận người dân bị ảnh hưởng, khả năng tiếp cận nhà ở phân khúc trung cấp và bình dân sẽ giảm rõ rệt. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) sự chững lại của dòng tiền tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế suy giảm sẽ khiến các dự án nhà ở vốn đã khó tiêu thụ càng thêm áp lực.
Ở chiều ngược lại, bất động sản nghỉ dưỡng lại đang đứng trước một chu kỳ cơ hội mới. Chuyên gia Nguyễn Quang Huy - Khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Nguyễn Trãi nhận định, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch và chính sách mở cửa đầu tư, các địa phương có hạ tầng du lịch phát triển như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng đang thu hút một làn sóng đầu tư mới. Những thị trường này không chỉ thu hút khách nội địa mà còn giữ được sự hấp dẫn với khách quốc tế và các tập đoàn nghỉ dưỡng toàn cầu. Trong bối cảnh bất động sản truyền thống đối mặt nhiều rủi ro, nghỉ dưỡng có thể là "điểm sáng" trong danh mục phân bổ chiến lược của các nhà đầu tư trung và dài hạn.
Thực tế trước bối cảnh bất ổn, giới đầu tư đang đứng trước hai lựa chọn giữ tiếp hay chốt lời. Theo ông Ngô Khánh Hoàng – Phó Tổng Giám đốc Thiên Khôi Group, không có một khuyến nghị chung cho tất cả nhà đầu tư. Với nhóm đầu tư ngắn hạn, đặc biệt là những người đã đạt mức lợi nhuận kỳ vọng hoặc đang sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, việc hiện thực hóa lợi nhuận ở thời điểm này là quyết định hợp lý nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Trong khi nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tầm nhìn trung và dài hạn, có thể tiếp tục nắm giữ tài sản, đặc biệt là bất động sản ven đô. Những khu vực này còn nhiều dư địa tăng trưởng giá trị trong vòng 3–5 năm tới.
Riêng với nhà đầu tư mới (F0), việc nắm giữ tài sản trong thời điểm kinh tế biến động cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu việc duy trì bất động sản khiến dòng tiền chịu áp lực lớn, hoặc xuất hiện cơ hội tái cơ cấu danh mục hiệu quả hơn, bán ra để xoay vòng vốn là phương án nên xem xét.
Trong bối cảnh đó, các dự án của Công ty Cổ phần Phát triển Địa ốc Á Châu tập trung vào thị trường nhà ở thương mại và các khu đô thị vùng ven có thể sẽ đối mặt với thách thức về sức mua, đặc biệt ở nhóm khách hàng trung lưu và lao động phổ thông, khi thu nhập việc làm bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với định hướng phát triển tại các khu vực đang đô thị hóa mạnh, quỹ đất có tiềm năng tăng trưởng và hạ tầng dần hoàn thiện, Địa ốc Á Châu vẫn giữ được lợi thế trung và dài hạn tối ưu cấu trúc sản phẩm, linh hoạt trong chính sách bán hàng và tập trung vào nhu cầu ở thực. Đây cũng là thời điểm doanh nghiệp thể hiện năng lực thích ứng trước biến động vĩ mô để duy trì đà tăng trưởng bền vững.
Nguồn Báo mới