Phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 3, Vành đai 4 giai đoạn 2021-2025 với mức đầu tư 10.000 Tỷ đồng

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình giao  Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng điều phối tổ chức triển khai thực hiện các dự án trên toàn tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 với mức đầu tư 10.000 tỷ đồng; phấn đấu hoàn thành 2 tuyến trên trong giai đoạn 2021-2025.

Một đoạn tuyến đường Vành đai 4 đã đi vào sử dụng

Đường vành đai 3

Theo quy hoạch, đường vành đai 3 có tổng chiều dài 97,7km. Trong giai đoạn 1, đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên; làn đường cao tốc đô thị cho xe lưu thông với vận tốc 100 km/h. Tuyến đường Vành đai 3 đi qua 4 tỉnh thành là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Đường vành đai 3 sẽ là tiền đề quan trọng giúp phát triển kinh tế vùng. Hơn nữa, hành trình từ TP.HCM đến TP mới Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Bình Dương cũng được rút ngắn. Đặc biệt, tuyến đường này góp phần giảm ách tắc cho các tuyến đường nội thị TP.HCM vì đã giúp phân luồng xe lưu thông từ xa, không đi xuyên qua trung tâm TP.

Bên cạnh đó đường vành đai 3, đoạn qua tỉnh Bình Dương trùng với một phần của tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn do tỉnh Bình Dương xây dựng đã được đưa vào sử dụng.

Đường vành đai 4

Đường vành đai 4 có tổng chiều dài 196,5km, với quy mô 6 – 8 làn xe; có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh; các công trình hạ tầng kỹ thuật; dự trữ mở rộng. Lộ giới lớn nhất khoảng 121,5 m. Tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật loại A; vận tốc thiết kế 80 – 100 km/h. Đường vành 4 đi qua các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương, Long An.

Tuyến đường được vạch ra nhằm liên kết các tuyến đường bộ cao tốc; các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai xây dựng. Bên cạnh đó, đường vành đai 4 kết nối các cảng quan trọng như cảng nước quốc tế Hiệp Phước; cảng hàng không quốc tế Long thành,… Góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội đô; tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.

Lộ trình đường vành đai 3 và Vành đai 4 đi qua các tỉnh khu vực phía nam.

Bất động sản miền Nam hưởng lợi lớn

Như vậy đường vành đai 3 và đường vành đai 4 đã đi qua hầu hết các tỉnh kinh tế trọng điểm ở phía Nam. Đây cũng là minh chứng cho tiềm lực kinh tế – chính trị mạnh mẽ khi 2 tuyến đường này hoàn thành. Kéo theo đó là các dịch vụ thương mại; nhà cửa được xây dựng sẽ tạo thành một dải đất sầm uất. Sự phát triển này không chỉ dừng lại ở các mảnh đất dọc đường mà còn lan tỏa đến các vùng đất xung quanh. Những điều này đã tạo ra bàn đạp để BĐS miền Nam cất cánh.

Với việc trở thành một trong những địa phương có cả đường Vành đai 3, đường Vành đai 4, BĐS Bình Dương ngày càng củng cố vị trí của mình trên thị trường BĐS miền Nam. Với vị thế là vệ tinh quan trọng của TP.HCM, tỉnh công nghiệp hàng đầu miền Nam và dẫn đầu cả nước về thu nhập bình quân đầu người. BĐS Bình Dương chính là món hời lớn, “hũ vàng” của các nhà đầu tư bất chấp các biến động của thị trường.