BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VẪN “ĐẺ RA TIỀN” BẤT CHẤP ĐÒN THUẾ CỦA MỸ

Bất động sản công nghiệp đang chứng tỏ là một phân khúc chiến lược và kiên cường giữa làn sóng biến động toàn cầu. Trong khi thị trường bất động sản nhà ở và nghỉ dưỡng vẫn chật vật tìm lại thanh khoản, thì khu công nghiệp lại “đẻ ra tiền” đều đặn nhờ FDI và làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Chính sách thuế từ Mỹ có thể là thách thức, nhưng với góc nhìn chiến lược đó cũng là cơ hội.


Giá thuế leo thang

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu diễn biến khó lường, đặc biệt sau khi Mỹ tuyên bố áp mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với một số nhóm hàng từ Việt Nam, ngành bất động sản công nghiệp vẫn đang chứng minh vai trò “thỏi nam châm” hút vốn FDI và tạo lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp.

Theo báo cáo từ Cushman & Wakefield, quý I/2025 ghi nhận tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 75% trên cả nước, đặc biệt miền Nam đạt mức 92% một con số ấn tượng giữa biến động toàn cầu.

Sức hút của bất động sản công nghiệp không chỉ đến từ vị trí địa lý chiến lược hay chi phí sản xuất cạnh tranh, mà còn đến từ khả năng đón sóng FDI mạnh mẽ. Trong 3 tháng đầu năm 2025, nhiều “đại bàng” công nghệ đã bắt đầu dịch chuyển nhà máy, tìm kiếm các điểm đến sản xuất mới ngoài Trung Quốc – trong đó Việt Nam tiếp tục là điểm đến ưu tiên hàng đầu.

Đơn cử, Tổng Công ty Kinh Bắc (KBC) tiết lộ sẽ tiếp nhận một doanh nghiệp AI lớn thuê hơn 40ha đất tại Bắc Ninh. Các tên tuổi như VSIP, IDICO, WHA, BWID và Viglacera đang tăng tốc mở rộng quỹ đất. Tổng công ty IDICO (IDC) dự kiến khởi công hai dự án lớn: Khu công nghiệp Tân Phước 1 (470ha, Tiền Giang) và Vinh Quang giai đoạn 1 (226ha, Hải Phòng) kỳ vọng vận hành ngay từ năm 2026.

Tổng diện tích hấp thụ ròng tại các khu công nghiệp trong quý I/2025 đạt gần 80ha, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm 2024. Giá thuê đất trung bình tại TP.HCM và Hà Nội hiện lần lượt đạt 243 và 223 USD/m2/kỳ hạn, cho thấy thị trường đang bước vào chu kỳ “nóng” bất chấp biến động bên ngoài.

Nhà kho xây sẵn dao động từ 4,5–5 USD/m2/tháng; nhà xưởng có tỷ lệ lấp đầy gần 88%, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có nhu cầu vận hành nhanh chóng.


TÁI ÔNG THẤT MÃ - THÁCH THỨC MỞ RA NHỮNG CÁNH CỬA MỚI

Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện rõ nét trong quý đầu năm 2025 với sự gia tăng đáng kể về nguồn cung, dòng vốn FDI và nhu cầu thuê đất và nhà xưởng. Đây được xem là giai đoạn thiên thời địa lợi cho phân khúc này khi Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo về những thách thức đang nổi lên, đặc biệt là chính sách thuế đối ứng lên đến 46% do Mỹ áp dụng đối với một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Theo ông David Jackson – Tổng giám đốc Avison Young Việt Nam, việc Mỹ tăng thuế bất ngờ sẽ khiến nhiều nhà đầu tư cần thời gian đánh giá lại rủi ro, từ đó có thể làm chậm quá trình triển khai kế hoạch đầu tư.

Dù vậy, góc nhìn chiến lược cho thấy, đây không hoàn toàn là tin xấu, chính sách thuế cao của Mỹ vô hình trung lại tạo động lực cho các doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm điểm đến thay thế để tiếp cận thị trường toàn cầu. Việt Nam với lợi thế về vị trí địa lý, chi phí sản xuất hợp lý, lực lượng lao động dồi dào và môi trường chính trị ổn định đã và đang trở thành lựa chọn hàng đầu.

Ông Hồ Đức Thành – Tổng Giám đốc CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (D2D) cho rằng, trong khi nguồn cung đất khu công nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế, thì nhu cầu thuê kho xưởng vẫn đang ở mức rất cao. Giá thuê vì thế vẫn giữ xu hướng tăng bất chấp biến động thị trường. Điều này dẫn đến một cơ chế chọn lọc tự nhiên khi các doanh nghiệp lớn, có chiến lược bài bản và tiềm lực tài chính mạnh sẽ tiếp tục mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, trong khi các nhà đầu tư yếu về năng lực hoặc thiếu sự chuẩn bị sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

Rõ ràng, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bất động sản công nghiệp không còn là sân chơi của những ai chỉ chạy theo xu thế. Thay vào đó, chỉ những đơn vị có năng lực triển khai dự án nhanh, biết đón đầu xu hướng công nghệ cao và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư quốc tế mới có thể duy trì vị thế. Các địa phương và doanh nghiệp cũng được khuyến nghị cần nâng cấp hạ tầng, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực chất lượng để đón đầu làn sóng đầu tư mới, thay vì chỉ thu hút ngành lao động phổ thông như trước đây.

ĐỊA ỐC Á CHÂU CHIẾN LƯỢC ĐÓN SÓNG ĐẦU TƯ
Trước làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Việt Nam trong quý I/2025, các dự án đất nền và nhà phố của Công ty Cổ phần Phát triển Địa ốc Á Châu đang được đánh giá là sở hữu nhiều ưu thế cạnh tranh nhờ vào vị trí đắc địa và khả năng đón đầu xu hướng đang trở thành tâm điểm quan tâm của giới đầu tư.
Sở hữu vị trí liền kề các cụm công nghiệp lớn, các dự án của công ty không chỉ đáp ứng nhu cầu an cư ngày càng gia tăng của lực lượng lao động và chuyên gia, mà còn là đòn bẩy vững chắc để khai thác thương mại, cho thuê hoặc đầu tư sinh lời. Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang đưa Việt Nam trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều tập đoàn quốc tế và đó là nền tảng để các khu vực cận công nghiệp cả về nhu cầu lẫn giá trị bất động sản.



Bất động sản công nghiệp tại Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vị thế trong chiến lược cung ứng toàn cầu. Ảnh Địa Ốc Á Châu

Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông không ngừng được nâng cấp từ đường Vành Đai 4 đến cao tốc TP.HCM Chơn Thành càng gia tăng giá trị cho các sản phẩm bất động sản tại Bình Dương, giúp nhà đầu tư yên tâm nắm giữ và đón đầu cơ hội sinh lời bền vững. Không chỉ là nơi để ở, những dự án này còn là lựa chọn thông minh để đón đầu sóng đầu tư công nghiệp và tốc độ đô thị hóa nhanh tại Bàu Bàng nơi được kỳ vọng sẽ trở thành đô thị loại II trong tương lai gần. Đây chính là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư hành động trước khi mặt bằng giá mới được thiết lập trong giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của khu vực.

 
Nguồn tin Vnbusiness