SỔ ĐỎ VẪN GIỮ NGUYÊN GIÁ TRỊ PHÁP LÝ SAU SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Việc sáp nhập hành chính khiến nhiều người lo ngại sổ đỏ mất hiệu lực, nhưng pháp luật khẳng định: sổ đỏ vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý. Đây là thời điểm quan trọng để người dân và nhà đầu tư lựa chọn sản phẩm có pháp lý rõ ràng, tránh rủi ro không cần thiết.

Nỗi lo của người dân

Tại buổi tiếp xúc cử tri TP Yên Bái vào ngày 20/4 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã ghi nhận nhiều ý kiến về việc cập nhật hồ sơ đất đai sau khi địa phương thay đổi tên gọi. Cử tri đề nghị cần có hướng dẫn thống nhất để tránh rắc rối trong việc xử lý thủ tục hành chính, nhất là với các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất.

Phản hồi trước các kiến nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết Bộ đã ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết đến các địa phương về nguyên tắc chỉnh lý hồ sơ địa chính, bàn giao dữ liệu giữa các cấp và đảm bảo quá trình hành chính không làm gián đoạn quyền lợi pháp lý của người dân.
Luật sư Mai Thị Thảo, Phó Giám đốc Công ty Luật TAT, nhấn mạnh rằng: “Việc thay đổi tên địa danh hành chính không làm thay đổi tính pháp lý của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người dân không cần đổi sổ trừ khi thực sự có nhu cầu phát sinh.”

Cụ thể, khoản 2 Điều 133 Luật Đất đai 2024 cho phép người sử dụng đất được đăng ký biến động nếu có thay đổi địa danh hành chính, nhưng việc này không bắt buộc. Đồng thời, Thông tư số 10/2024/TT-BTNMT cũng khẳng định rõ: “Không có quy định nào yêu cầu đổi sổ đỏ chỉ vì địa giới hành chính thay đổi. Cập nhật thông tin chỉ thực hiện khi người dân có yêu cầu hoặc phát sinh giao dịch”.



Sáp nhập tỉnh sổ đỏ vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý. Nguồn Việt Nam Land

Pháp lý rõ ràng tại Địa Ốc Á Châu
Trong bối cảnh các địa phương đang thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính, nhiều khách hàng lo ngại về tính pháp lý của sổ đỏ đã cấp. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Đất đai 2024 và Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, việc thay đổi địa giới hành chính không làm mất hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây chính là lợi thế rõ rệt cho các dự án của Địa Ốc Á Châu khi toàn bộ sản phẩm đều có sổ đỏ riêng từng nền, pháp lý minh bạch, giúp khách hàng yên tâm giao dịch mà không phát sinh thủ tục đổi sổ hay chi phí chỉnh lý không cần thiết. Việc sở hữu đất nền hợp pháp tại thời điểm hiện tại đồng nghĩa với việc giữ trọn quyền lợi pháp lý, tiết kiệm thời gian, tối ưu giá trị đầu tư và tránh được các rủi ro pháp lý không đáng có trong giai đoạn chuyển đổi hành chính.
Thời gian qua, một số tin đồn thất thiệt cho rằng người dân bắt buộc phải đổi sổ đỏ hàng loạt sau khi sáp nhập địa phương. Các chuyên gia pháp lý đã bác bỏ thông tin này, khẳng định không có căn cứ pháp luật, đồng thời cảnh báo nguy cơ gây hiểu nhầm, phát sinh chi phí và làm lãng phí thời gian người dân.

Người dân nên chủ động tiếp cận thông tin từ nguồn chính thống như Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh hoặc Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. Trong trường hợp có nhu cầu cập nhật thông tin, thủ tục được thực hiện nhanh chóng, với lệ phí chỉ từ 50.000 – 100.000 đồng, tùy theo quy định địa phương.

Nguồn tin Pháp luật xã hội